Đôi nét về văn nghiệp Bàng Bá Lân

Hai nhà nghiên cứu là Hoài Thanh và Hoài Chân nhận xét về thơ Bàng Bá Lân như sau:

"Đồng quê xứ Bắc đã gây cảm hứng cho nhiều nhà thơ. Nhưng mỗi nhà thơ xúc cảm một cách riêng...Bàng Bá Lân không có cái tỉ mỉ của Anh Thơ, không nhìn đủ hình dáng đời quê như Anh Thơ. Anh Thơ có khi nhìn cảnh không mến cảnh, Bàng Bá Lân có khi lại mến cảnh quên nhìn, nhưng đã lưu ý đến cảnh nào, Bàng Bá Lân thường lưu luyến cấnh ấy. Như khi người ta tả một buổi sáng:Cổng làng rộng mở. Ồn àoNông phu lững thững đi vào nắng mai......Bởi thế có lúc người đã cảm được hồn quê vẫn bàng bạc sau cảnh vật"...[3]

Trong Việt Nam thi nhân tiền chiến, Nguyễn Tấn Long - Nguyễn Hữu Trọng có nhận xét tương tự:

"Thi sĩ Bàng Bá Lân là một nhà thơ đồng quê nổi tiếng, thường ghi lại những nếp sinh hoạt của người dân miền thôn dã. Một buổi chiều mùa hạ, cảnh hoàng hôn vào độ cuối thu, một miền đất Cà Mau trù phú, một đế đô Hà Nội mến yêu vv...là đề tài chính của thi sĩ nên được giới yêu thơ tặng cho danh hiệu "nhà thơ của đồng áng", thiết tưởng không có gì quá đáng.Ngoài khía cạnh độc đáo nhất của nhà thơ họ Bàng-loại thơ đồng quê. Đến đây chúng tôi xin nói đến phần khác: "thi ca tình yêu". Về loại này, Bàng Bá Lân không có nhiều...Tuy nhiên trong số ít đó, ông cũng tỏ ra có một giọng thơ "mướt" khi tỏ tình yêu, nhưng là thứ tình yêu nhẹ nhàng của người Á Đông, dù yêu tha thiết cũng không bộc lộ sỗ sàng, nó phải là thứ "tình trong như đã mặt ngoài còn e, như:Buổi một nàng qua dưới mái hiênĐường mưa in một gót chân tiênTa nhìn theo bước đi ren rénBỗng cả lòng yêu náo nức liền... Từ ấy trên đường loang loáng mưaTìm hoài đâu thấy gót chân xưa!Đường mưa bao gót chân mưa bước,Gợi mãi tình yêu buổi dại khờ!(trích "Tình trong mưa", 1942)[4].

Liên quan